• MamanBéBé - Hiểu mẹ yêu bé

  • MamanBéBé - Hiểu mẹ yêu bé

  • MamanBéBé - Hiểu mẹ yêu bé

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

Hướng dẫn tập thể dục an toàn trong thai kỳ cho mẹ bầu

Tập thể dục rất quan trọng với mẹ bầu và thai nhi đang lớn dần trong bụng. Nhưng mẹ bầu cần tập thể dục an toàn để có lợi ích tốt nhất và tránh các rủi ro không đáng có. Dưới đây là hướng dẫn dành cho mẹ.

Lợi ích của tập thể dục


Mẹ bầu nên duy trì hoạt động tập thể dục trong thai kỳ

Tập thể dục không chỉ có lợi cho mẹ bây giờ mà còn mang lại những điều tuyệt vời sau này. Đôi khi mọi người cho rằng tập thể dục không an toàn khi mẹ mang thai. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh, trừ khi mẹ có những vấn đề được bác sĩ chỉ định hạn chế vận động, thì việc tập thể dục khi mang thai hoàn toàn được ủng hộ.

Mẹ không cần phải dừng các hoạt động thể chất yêu thích của mình, miễn là chúng không khiến mẹ có nguy cơ bị ngã hoặc làm tổn thương em bé. Nhưng mẹ nên điều chỉnh thời gian, độ nặng của những bài tập để phù hợp với thể trạng bản thân.

Những bài tập thể dục tốt nhất trong thai kỳ


Thật tuyệt khi mẹ bầu thực hiện kết hợp cả hai loại bài tập này:

Bài tập aerobic (cardio), bơi lội, đi bộ nhanh và các lớp học tiền sản là hoạt động lý tưởng cho mẹ.
Các bài tập tăng cường cơ bắp như yoga và pilates có thể làm cho cơ thể mẹ khỏe mạnh hơn khi mang thai. Hãy chắc chắn rằng người hướng dẫn biết mẹ đang mang thai và họ có trình độ và kinh nghiệm trong việc hướng dẫn tập luyện cho phụ nữ mang thai.


Mẹ bầu nên tập thể dục an toàn với các môn thể thao phù hợp

Nếu điều kiện không cho phép mẹ bầu tập thể dục, hãy cố gắng vận động cơ thể nhiều nhất thông qua các hoạt động thường nhật như thường xuyên đi bộ, đi cầu thang bộ thay vì thang máy, làm vườn hoặc làm việc nhà... Mặc dù vậy, hãy cố gắng thử thách bản thân. Nếu các hoạt động phù hợp với bản thân, mẹ bầu hãy đi bộ với tốc độ nhanh hơn nếu có thể.

Cố gắng tập thể dục vào hầu hết các ngày trong tuần hoặc mỗi ngày với thời lượng tập luyện ít nhất 30 phút. Các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên có ít nhất 150 phút hoạt động thể chất vừa phải trải đều trong tuần.

Những môn thể thao nên tránh trong thai kỳ


Mẹ bầu nên ngừng chơi các môn thể thao tiếp xúc cơ thể như kickboxing, judo hoặc các môn thể thao va chạm cao như bóng rổ, bóng bầu dục hoặc bóng đá. Tất cả các môn thể thao trên đều mang lại nhiều nguy cơ bị va chạm hoặc va chạm gây tổn thương cho mẹ và bé.


Yoga là một trong những môn thể dục mẹ bầu nên tập luyện

Ngoài ra, mẹ cũng cần cân nhắc cẩn thận khi tiếp tục chơi các môn thể dục có nguy cơ khiến cơ thể té ngã như cưỡi ngựa, trượt tuyết, thể dục dụng cụ và đạp xe... Đây chắc chắn không phải là thời điểm tốt để tham gia các môn thể thao này bởi không ai có thể lường trước mức độ chấn thương của cả mẹ và bé khi bị ngã.

Hãy nhớ: Mẹ bầu rất dễ bị chấn thương khi mang thai do sự thay đổi nội tiết tố khiến các khớp cơ thể mềm hơn và không ổn định để chuẩn bị cho em bé được sinh ra trong thời gian tới. Khi cân nặng của mẹ tăng lên, trọng tâm cơ thể cũng thay đổi, điều này có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của mẹ.

Điều này không có nghĩa là mẹ không được thể tập thể dục trong thai kỳ, mẹ vẫn nên tập các môn thể dục được khuyến nghị và thận trọng hơn một chút trong tập luyện để tránh chấn thương không đáng có.

Theo Babycenter

Nhiều bài viết hay khác được cập nhật tại website http://mamanbebe.com.vn, các mẹ nhớ truy cập vào theo dõi nhé.

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp trẻ nhỏ tăng chỉ số IQ

Trẻ ăn nhiều đồ ngọt có IQ thấp hơn so với trẻ có chế độ ăn uống khoa học lành mạnh. Đó là lời khẳng định của các nhà khoa học sau khi tiến hành nghiên cứu trên hơn 7000 trẻ em. Cha mẹ cùng tìm hiểu vấn đề này sâu hơn nhé!

Đại học Bristol và Hội đồng nghiên cứu y tế Vương quốc Anh đã thực hiện nghiên cứu trên với mong muốn giúp cha mẹ hiểu rõ và chính xác về tầm quan trọng của chế độ ăn uống với sự phát triển và tăng chỉ số IQ của trẻ nhỏ.

Nghiên cứu dài hạn này đặt ra các mốc đánh giá từ khi trẻ 3 tuổi, 4 tuổi 7 tuổi và cuối cùng là 8,5 tuổi. Một bảng câu hỏi tự trả lời dành cho cha mẹ hoặc người chăm sóc bữa ăn kề cận nhất của trẻ được lập để thu thập tất cả dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu.


Chế độ ăn uống lành mạnh giúp trẻ nhỏ tăng chỉ số IQ

Bảng câu hỏi chủ yếu chính gồm các câu hỏi về mức độ và tần suất trẻ có được bữa ăn khoa học với câu trả lời:

Không bao giờ hoặc hiếm khi
Một lần trong 2 tuần
1 – 3 lần một tuần
4 – 7 lần một tuần
Hơn một lần một ngày

Không chỉ các loại thực phẩm đa dạng, cha mẹ hoặc người chăm sóc cũng được yêu cầu ghi lại số lượng các loại nước uống (cà phê, nước giải khát, nước hoa quả, nước lọc...) và tần suất trẻ sử dụng.


Ngược lại, chế độ ăn nhiều đồ ngọt khiến chỉ số IQ của trẻ giảm

Ngoài ra, câu hỏi về loại bánh mỳ (nguyên chất, trắng...) và sữa (ít đường, có đường, đủ chất béo, ít béo...) cũng được ghi nhận. Các nhà nghiên cứu quan tâm đến chế độ ăn uống hơn là thực phẩm cá nhân trẻ sử dụng. Họ đã phân tích mức tiêu thụ các nhóm thực phẩm thường được ăn cùng nhau.
Chúng được phân loại là:

Thực phẩm chế biến sẵn gồm thực phẩm có hàm lượng chất béo và đường cao
Thực phẩm truyền thống gồm thịt, khoai tây và rau
Thực phẩm tốt cho sức khỏe gồm xà lách, trái cây, rau, cá, mì ống và gạo
Đồ ăn vặt gồm các loại thực phẩm ăn nhẹ như snack, bánh quy và bánh ngọt

Khi lên bảy, những đứa trẻ được mời tham gia một bài kiểm tra thể chất và tâm lý. Và khi những đứa trẻ được tám tuổi rưỡi, một bài kiểm tra IQ dành cho trẻ đã được thực hiện.

Sau khi thu thập đầy đủ câu trả lời, các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả có được và các dữ liệu IQ sẵn có. Họ phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn vặt ở tuổi lên ba có liên quan đến chỉ số IQ thấp hơn khi trẻ tám tuổi rưỡi. Nguy hiểm hơn, việc tăng tần suất ăn các loại thực phẩm trên còn khiến IQ của trẻ giảm 1,67 điểm ở tuổi 8,5 so với trẻ cùng lứa.


Cha mẹ hãy áp dụng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ ngay từ hôm nay

Chế độ ăn uống giúp trẻ có chỉ số IQ lớn nhất là chế độ ăn uống có ý thức về sức khỏe gồm nhiều thực phẩm lành mạnh và đa dạng theo khuyến cáo khoa học. Cụ thể, trẻ ăn theo chế độ khoa học có mức tăng chỉ số IQ hơn 1,2 điểm.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, mặc dù có một số yếu tố gây nhiễu ảnh hưởng tới như thời gian trẻ được bú sữa mẹ, học vấn, điều kiện kinh tế và độ tuổi sinh con của mẹ... nhưng chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển IQ của trẻ.

Cha mẹ hãy áp dụng chế độ ăn uống đa dạng, khoa học với sự xuất hiện của nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe của trẻ ngay từ nhỏ.

Theo NHS

Các mẹ có thể tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác được cập nhật thường xuyên tại website http://mamanbebe.com.vn nhé!

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

Cách nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời cho một cơ thể khỏe mạnh


Vitamin D từ ánh sáng mặt trời rất cần cho sức khỏe của mỗi người kể cả người lớn hay trẻ em. Cùng tìm hiểu những thông tin về vitamin D và ánh sáng mặt trời ngay trong bài viết dưới đây!

Tầm quan trọng của vitamin D


Vitamin D rất cần thiết cho xương chắc khỏe và hầu hết vitamin D của cơ thể được nhận từ ánh sáng mặt trời. Chúng ta cần vitamin D để giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho từ chế độ ăn uống. Những khoáng chất này rất quan trọng cho xương, răng và cơ bắp khỏe mạnh.

Thiếu vitamin D có thể khiến xương trở nên mềm và yếu, dẫn đến biến dạng xương. Ở trẻ em, thiếu vitamin D có thể dẫn đến còi xương, chậm lớn. Ở người lớn, nó có thể dẫn đến chứng nhuyễn xương, gây đau xương.


Ánh nắng mặt trời là nhân tố chủ chốt giúp cơ thể tạo vitamin D

Làm thế nào để chúng ta có được vitamin D?


Cơ thể chúng ta tạo ra vitamin D từ ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực tiếp trên da. Từ khoảng cuối tháng 3/đầu tháng 4 đến cuối tháng 9, hầu hết mọi người sẽ nhận được tất cả vitamin D chúng ta cần từ ánh sáng mặt trời.

Ngoài ra, cơ thể cũng nhận được vitamin D từ một số ít thực phẩm, bao gồm các  loại cá có dầu như cá hồi, cá thu, cá trích và cá mòi, cũng như thịt đỏ và trứng. Vitamin D còn được thêm vào tất cả các loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh, cũng như một số loại ngũ cốc ăn sáng, chất béo và các chế phẩm từ sữa như phô mai, bơ...

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bao lâu là đủ?


Hầu hết mọi người có thể tạo ra đủ vitamin D từ việc tiếp xúc ánh nắng ngoài trời hàng ngày trong thời gian ngắn với cẳng tay, bàn tay hoặc chân không che và không có kem chống nắng từ cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 đến cuối tháng 9, đặc biệt là từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

Các nhà khoa học chưa xác định chính xác cần bao nhiêu thời gian dưới ánh mặt trời để tạo đủ vitamin D cho cơ thể. Điều này là do có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến cách tạo ra vitamin D, chẳng hạn như màu da hoặc số lượng ngày da bạn đã tiếp xúc với ánh nắng.

Nhưng tất cả mọi người nên cẩn thận với các yếu tố không có lợi trong ánh nắng mặt trời như tia cực tím để đẩy lùi các vấn đề như cháy nắng, viêm da và ung thư da bằng cách che chắn hoặc bảo vệ da bằng kem chống nắng trước khi ra ngoài nắng. Ở dưới ánh mặt trời càng lâu, đặc biệt là trong thời gian dài mà không có biện pháp chống nắng, nguy cơ ung thư da càng cao.


Trẻ nhỏ cần có biện pháp bảo vệ để tránh xa tác nhân có hại trong ánh nắng

Những người có làn da sẫm màu như những người gốc Phi, Châu Phi-Caribbean hoặc Nam Á, sẽ cần phải ở ngoài nắng lâu hơn để sản xuất cùng một lượng vitamin D như người có làn da sáng hơn. Mất bao lâu để làn da bắt nắng và xuất hiện các vùng da đỏ là khác nhau tùy theo cơ địa từng người.

Cơ thể không thể tạo ra vitamin D nếu bạn chỉ ngồi cạnh cửa sổ trong nhà vì tia cực tím B (UVB) (những tia mà cơ thể cần để tạo ra vitamin D) không thể lọt qua kính. Nếu có dự định ra ngoài nắng lâu, hãy mặc quần áo phù hợp, đeo kính, cố gắng tìm bóng râm và bôi kem chống nắng ít nhất SPF15.

Ánh nắng mùa đông


Ánh sáng mặt trời không chứa đủ bức xạ UVB để làn da của chúng ta có thể tạo ra vitamin D vào mùa đông (tháng 10 đến đầu tháng 3). Trong những tháng này, các chuyên gia khuyến khích việc bổ sung vitamin D từ các nguồn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm chức năng) và các chất bổ sung. 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ


Trẻ em dưới 6 tháng tuổi nên tránh ánh nắng mạnh trực tiếp. Từ tháng 3 đến tháng 10, trẻ em nên:

Chọn quần áo chống nắng phù hợp, bao gồm đội mũ và đeo kính râm

Dành thời gian trong bóng râm (đặc biệt là từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều)

Dùng kem chống nắng ít nhất SPF15

Để đảm bảo có đủ vitamin D, trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi nên được bổ sung vitamin D ngay cả khi chúng thường xuyên ra ngoài nắng.


Cho trẻ sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài là điều cần thiết

Ai nên bổ sung vitamin D?


Những người làm việc trong văn phòng, những người làm việc tại nhà... có nguy cơ thiếu vitamin D cao nhất. Bởi thời gian tiếp xúc ánh nắng là rất ít nên Bộ Y tế Anh Quốc khuyến cáo những người này nên bổ sung viên uống vitamin D hàng ngày để đảm bảo lượng vitamin đủ cho cơ thể.

Ngoài ra, một vài nhóm người dưới đây cũng nên áp dụng cách trên:

Tất cả trẻ sơ sinh từ sơ sinh đến 1 tuổi (bao gồm trẻ bú sữa mẹ và trẻ bú sữa công thức ít hơn 500ml sữa bột mỗi ngày)

Tất cả trẻ em từ 1 đến 4 tuổi 

Người trên 5 tuổi (bao gồm cả phụ nữ có thai và cho con bú) nên cân nhắc việc bổ sung hàng ngày liều 10 microgam (μg) vitamin D. Nhưng phần lớn người từ 5 tuổi trở lên sẽ nhận đủ vitamin D từ ánh sáng mặt trời vào mùa hè (cuối tháng 3/đầu tháng 4 đến cuối tháng 9). Vì vậy, có thể không bổ sung vitamin D trong những tháng này.

Hãy nói chuyện với dược sĩ, bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe để biết chắc chắn liệu bản thân có cần bổ sung vitamin D hay không.

Liều lượng vitamin D cho cơ thể


Nếu phải uống bổ sung vitamin D, 10μg mỗi ngày là liều lượng sẽ đủ cho hầu hết mọi người. Những người dùng thực phẩm bổ sung được khuyến cáo không nên dùng quá 100μg vitamin D mỗi ngày vì nó có thể gây hại (100 microgam tương đương với 0,1 miligam).


Hãy trò chuyện với bác sĩ khi muốn sử dụng viên uống vitamin D

Điều này được áp dụng cho người lớn, bao gồm phụ nữ có thai, cho con bú, người già và trẻ em từ 11 đến 17 tuổi. Trẻ em từ 1 đến 10 tuổi không nên có hơn 50μg vitamin D mỗi ngày. Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng không nên uống nhiều hơn 25μg mỗi ngày.

Hơn nữa, một số người có điều kiện y tế đi kèm như nghi ngờ dị ứng viên uống vitamin D cần nói chuyện với bác sĩ để nhận được lời khuyên chính xác.

Lượng vitamin D có trong các chất bổ sung đôi khi được biểu thị bằng đơn vị quốc tế (IU), trong đó 40 IU tương đương với 1 microgam vitamin D.

Không có nguy cơ cơ thể tự tạo ra quá nhiều vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhưng hãy luôn nhớ bảo vệ làn da trước mỗi lần ra ngoài.

Theo NHS

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

Đẩy lùi táo bón ở trẻ nhỏ dễ dàng với hướng dẫn từ chuyên gia NHS


Táo bón rất phổ biến ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ đang trong khoảng hai đến ba tuổi. Hiện tượng này khiến trẻ và gia đình gặp nhiều phiền toái. Hãy tham khảo hướng dẫn của chuyên gia NHS để giải quyết táo bón ngay.

Tại sao trẻ bị táo bón?

Bé có thể bị táo bón vì chúng:


Không ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau

Không uống đủ nước

Đang có vấn đề với hệ tiêu hóa

Trẻ gặp vấn đề tâm lý như lo lắng về điều gì đó, chẳng hạn như chuyển nhà, bắt đầu đi nhà trẻ hoặc sắp có em bé mới


Táo bón rất thường gặp ở trẻ nhỏ

Triệu chứng táo bón ở trẻ em

Trẻ có thể đã bị táo bón nếu:


Trẻ không đi nặng ít nhất ba lần một tuần

Phân của trẻ thường lớn, cứng và khó đẩy ra hoặc cũng có thể ở dạng viên nhỏ

Cảm giác thường gặp nhất khi bị táo bón chính là cảm giác đau mỗi khi đi tiêu. Điều này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn: càng đau, trẻ càng ngại đi tiêu và giữ lại chất thải trong cơ thể. Càng bị táo bón, cảm giác càng đau và cứ như vậy, không thể điều trị dứt điểm chứng bệnh này.

Ngay cả khi việc đi tiêu không gây đau đớn, một khi bé thực sự bị táo bón, chúng vẫn có thể ngừng muốn đi vệ sinh hoàn toàn.

Cách trị táo bón 


Nếu mẹ nghĩ rằng trẻ có thể bị táo bón, hãy đưa chúng đến bác sĩ đa khoa để thăm khám. Việc điều trị táo bón phụ thuộc vào tuổi của bé. Nếu bé bị táo bón càng lâu, chúng càng khó trở lại bình thường,

Vì vậy, hãy đảm bảo bé nhận được sự điều trị từ sớm.


Táo bón gây nhiều phiền phức và đau đớn cho trẻ

Thuốc nhuận tràng thường được khuyên dùng cho trẻ đang ăn dặm bị táo bón, bên cạnh chế độ ăn uống bổ sung thêm chất xơ và thay đổi lối sống như ngủ sớm, uống đủ nước...

Có thể mất vài tháng để các phương pháp điều trị có hiệu quả, nhưng cha mẹ hãy tiếp tục cố gắng cho đến khi chúng đạt kết quả. Hãy nhớ rằng điều trị bằng thuốc nhuận tràng có thể làm cho tình trạng táo bón của bé trở nên tồi tệ hơn trước khi nó trở nên tốt dần.

Khi táo bón của bé đã được xử lý, điều quan trọng là phải ngăn chặn nó quay trở lại. Bác sĩ có thể khuyên cho bé tiếp tục dùng thuốc nhuận tràng trong một thời gian để đảm bảo phân của chúng đủ mềm để đẩy ra thường xuyên.

Cách phòng ngừa táo bón


Hãy chắc chắn rằng bé được uống nước thường xuyên bao gồm cả sữa mẹ, sữa công thức và nước.
Trẻ bú sữa công thức có thể có thêm nước uống giữa các lần bú.

Cung cấp cho trẻ nhiều loại thực phẩm, bao gồm nhiều trái cây và rau quả, là một nguồn chất xơ tốt.

Khuyến khích bé vận động cơ thể hàng ngày.

Cho trẻ tập thói quen đi nặng thường xuyên sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ, và khen ngợi chúng dù trẻ có đi được hay không.


Hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ thật sớm để điều trị dứt điểm táo bón

Hãy chắc chắn rằng bé có tư thế ngồi chuẩn khi ngồi bô hoặc sử dụng bồn cầu để đi vệ sinh. Việc này giúp trẻ đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn và cũng có lợi cho các bộ phận tiêu hóa khác.

Chuẩn bị tinh thần cho trẻ trước khi bắt đầu làm quen việc sử dụng bô, bồn cầu và tự đi vệ sinh một mình.

Cha mẹ cần giữ bình tĩnh và trấn an để trẻ không xem việc đi vệ sinh là một tình huống căng thẳng.
Nếu cha mẹ muốn có lời khuyên về việc giảm căng thẳng khi đi vệ sinh cho con, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Chúc cha mẹ đẩy lùi táo bón ở trẻ dễ dàng với những hướng dẫn trên từ chuyên gia NHS.

Theo NHS

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

Kinh nghiệm sử dụng các loại sữa cho bé an toàn và hiệu quả


Trên thị trường có rất nhiều các loại sữa khác nhau? Mẹ đã nắm được cách sử dụng các loại sữa này sao cho thật an toàn và hiệu quả nhất chưa? Cùng tham khảo ý kiến chuyên gia ngay bây giờ mẹ nhé!

Thông tin chung


Sữa công thức, còn được gọi là sữa bột trẻ em, thường được làm từ sữa bò đã được xử lý để làm cho nó phù hợp hơn với trẻ sơ sinh. Có vô số các nhãn hiệu và loại sữa công thức khác nhau được bày bán trong cửa hàng và siêu thị. Vì vậy, mẹ luôn phải kiểm tra thông tin sản phẩm cẩn thận để đảm bảo mua được một loại sữa phù hợp cho bé.

Sữa công thức có hai dạng thường thấy: Dạng bột khô có thể pha với nước và dạng sữa bột pha sẵn. Mặc dù công thức sữa bột pha sẵn sẵn sàng để bé có thể thuận tiện ăn ngay, sản phẩm này có xu hướng đắt hơn và, một khi đã mở, cần phải được sử dụng nhanh hơn.


Sữa bột cho bé có nhiều loại, nhiều thương hiệu trên thị trường

Sữa công thức cung cấp cho bé những chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, nó không có lợi ích sức khỏe tương tự như sữa mẹ đối với mẹ và em bé, chẳng hạn, nó không thể bảo vệ bé khỏi bị nhiễm trùng.

Sữa bột đầu tiên


Thích hợp từ: khi sinh

Công thức sữa đầu tiên cho trẻ sơ sinh chứa hai loại protein - whey và casein. Công thức sữa đầu tiên cho trẻ sơ sinh dựa trên protein whey và được cho là dễ tiêu hóa hơn các loại sữa công thức khác.

Trừ khi bác sĩ gợi ý khác, sữa bột cho trẻ sơ sinh là sữa công thức duy nhất mà bé cần. Em bé có thể sử dụng sữa bột đầu tiên khi cha mẹ bắt đầu giới thiệu thức ăn dặm vào khoảng tháng thứ sáu và uống trong suốt năm đầu tiên sau sinh.

Không có bằng chứng cho thấy việc chuyển sang một sữa công thức khác có tác dụng tốt hay hại. Tuy nhiên, nếu cha mẹ nghĩ rằng sữa đang sử dụng không hợp với bé, hãy nói chuyện với bác sĩ để quyết định có nên thử một loại sữa khác không.

Khi bé được một tuổi, chúng có thể bắt đầu uống được sữa bò nguyên chất hoặc sữa cừu hoặc sữa dê (miễn là nó được tiệt trùng).


Sữa bột cho trẻ cần được lựa chọn kỹ lưỡng và nắm chắc thông tin sử dụng

Sữa dê


Thích hợp từ: khi sinh

Các loại sữa dê khác nhau được sản xuất theo cùng tiêu chuẩn dinh dưỡng như sữa công thức từ sữa bò. Sữa dê không có khả năng gây dị ứng ở trẻ nhỏ hơn sữa bò. Công thức sữa dê không phù hợp với trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa bò (còn được gọi là dị ứng protein sữa bò), vì các protein mà chúng chứa rất giống nhau.

Sữa chống trào ngược


Thích hợp từ: khi sinh nhưng việc sử dụng phải dưới sự giám sát y tế.

Loại sữa công thức này được làm với mục đích ngăn ngừa trào ngược ở trẻ sơ sinh  (khi trẻ bú sữa trong hoặc sau khi bú). Mặc dù có sẵn trong các siêu thị và cửa hàng, nhưng cha mẹ chỉ nên sử dụng loại sữa này theo lời khuyên của chuyên gia y tế.

Các hướng dẫn để tạo nên sữa công thức chống trào ngược có thể khác với công thức tiêu chuẩn. Các hướng dẫn thông thường để pha chế sữa khuyên cha mẹ nên sử dụng nước đun sôi với nhiệt độ trên 70 độ trong thời gian không quá 30 phút.

Một số nhà sản xuất sữa công thức chống trào ngược khuyên cha mẹ nên pha sữa ở nhiệt độ thấp hơn được đề nghị hoặc mẹ có thể pha sữa theo các hướng dẫn trên bao bì hoặc làm theo lời khuyên của chuyên gia sức khỏe.

Điều quan trọng là phải cẩn thận hơn khi lưu trữ sữa dạng này vì công thức dạng bột không vô trùng và làm cho sữa khi ở nhiệt độ thấp hơn sẽ không tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn có hại nào mà có thể chứa luôn vi khuẩn. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu cha mẹ có bất kỳ lo ngại nào về sữa chống trào ngược.


Cha mẹ hãy nhớ lời của bác sĩ để sử dụng các loại sữa cho bé an toàn và hiệu quả 

Sữa cho giai đoạn ăn dặm


Thích hợp từ: sáu tháng trở lên nhưng hãy hỏi bác sĩ trước khi cho bé sử dụng.

Tuyệt đối không bao giờ được cho trẻ dưới sáu tháng tuổi sử dụng loại sữa này bởi công thức hoàn toàn không phù hợp. Thậm chí, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chuyển sang dùng loại sữa này không có lợi ích gì cho bé bởi bé vẫn có thể tiếp tục dùng sữa bột đầu tiên cho trẻ sơ sinh cho đến khi chúng được một tuổi.

Các thông tin trên vỏ hộp hoặc bao bì của loại sữa này có thể trông rất giống với thông tin của sữa công thức cho trẻ sơ sinh đầu tiên, vì vậy, hãy đọc cẩn thận để tránh phạm sai lầm và chọn nhầm sản phẩm cha mẹ nhé.

Theo NHS

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

Kinh nghiệm chọn bình sữa đúng chuẩn cho bé sử dụng

Cho dù mẹ cho bé ăn bằng sữa mẹ hay sữa công thức, việc chọn bình sữa phù hợp với bé là rất quan trọng. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia dành cho mẹ.

NHS khuyên mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời của bé để giúp bé có khởi đầu tốt nhất. Sữa mẹ cung cấp cho bé tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết và giúp bảo vệ chúng khỏi nhiễm trùng và bệnh tật.

Nếu mẹ chọn cho con bú, mẹ vẫn có thể mua bình sữa để đựng lượng sữa mẹ đã vắt ra ngoài, giúp mẹ có sự linh hoạt về nơi và phương pháp bé được cho ăn. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy rất khó khăn khi chọn bình sữa cho bé vì trên thị trường có quá nhiều loại. Những hướng dẫn dưới đây của chuyên gia

NHS sẽ giúp cha mẹ tháo gỡ vướng mắc.


Bình sữa là đồ dùng không thể thiếu với bé

Các loại bình sữa cho bé


Bình sữa chuẩn


Đây là những chai cổ hẹp, hình trụ rất quen thuộc.

Ưu điểm 

Là loại bình phổ biến nhất hiện nay, loại bình phù hợp với các phụ kiện như máy làm mát sữa và máy tiệt trùng, loại bình ít tốn kém chi phí nhất.

Nhược điểm 

Cổ hẹp, khó đựng nhiều sữa hơn phiên bản bình cổ rộng. Đồng thời, thiết kế cổ hẹp cũng khó vệ sinh hơn cho cha mẹ.

Bình sữa cổ rộng


Thường có thiết kế thấp hơn, tròn hơn so với bình tiêu chuẩn nhưng có thể đựng cùng một lượng sữa. Chất liệu thường được làm từ nhựa an toàn và silicone, có nắp đậy kín.

Ưu điểm 

Dễ dàng để làm sạch và lấp đầy

Nhiều sản phẩm được đánh giá an toàn hơn bình tiêu chuẩn

Nhược điểm 

Ít linh hoạt, chiếm nhiều diện tích hơn

Bình sữa hạn chế không khí


Bình được thiết kế để giảm lượng không khí em bé hít vào trong khi bú bình. Không khí được cho là nguyên nhân có thể gây đau bụng do trẻ hít quá nhiều. Để giảm lượng không khí bé hít, những chai này thường có lỗ thông hơi, ống hoặc túi đóng mở để đựng sữa. Nếu bé thường có trạng thái không ổn định sau khi bú, có thể cho bé thử sử dụng bình sữa loại này.

Ưu điểm 

Giảm lượng không khí trẻ hít

Nhược điểm 

Có thể không phù hợp với tất cả em bé

Giá thành đắt hơn so với các bình khác

Có thể khó khăn để làm sạch

Bình sữa có tay cầm


Bình sữa giúp trẻ tự cầm nắm, uống sữa mà không cần có người hỗ trợ. Điểm nổi bật nhất của bình sữa loại này là có tay cầm (một hoặc hai bên thân bình).

Ưu điểm 

Bình sữa dễ cầm nắm, khuyến khích trẻ tự lập khi uống sữa

Nhược điểm 

Có thể khó làm sạch hơn

Có thể không phù hợp với các phụ kiện như máy tiệt trùng


Trên thị trường có nhiều bình sữa cho bé

Bình sữa cảm biến nhiệt


Những bình sữa này có cảm biến nhiệt độ bên trong, có thể thay đổi màu sắc nếu sữa quá nóng.

Ưu điểm 

Rất hữu ích nếu cha mẹ lo lắng về việc bé uống sữa quá nóng

Nhược điểm 

Có xu hướng đắt hơn so với chai tiêu chuẩn

Bình sữa tự tiệt trùng


Miễn là gia đình có lò vi sóng, những bình sữa này không yêu cầu bất kỳ thiết bị bổ sung nào để khử trùng. Cha mẹ chỉ cần đổ nước vào một khay đặt dưới đáy bình, sắp xếp các bộ phận của bình lên trên và quay lò vi sóng trong ba phút.

Ưu điểm 

Không cần thiết bị khử trùng khác, hữu ích khi đi du lịch

Nhược điểm 

Đắt hơn bình tiêu chuẩn

Bộ bình sữa 


Một số nhà sản xuất bình sữa trẻ em sẽ đính kèm các phụ kiện như tay cầm, núm vú... cùng sản phẩm chính. Cha mẹ có thể lắp phụ kiện vào bình khi bé đến giai đoạn thích hợp.

Ưu điểm 

Đa năng, đáng đồng tiền nếu cha mẹ muốn gắn bó cùng một thương hiệu, một dòng sản phẩm

Nhược điểm 

Chưa chắc đã phù hợp với tất cả trẻ bởi trẻ có thể thích những sản phẩm đa dạng hơn

Bình sữa dùng một lần


Đổ đầy sữa vào bình và bỏ chúng đi khi bé đã hoàn thành việc uống sữa.

Ưu điểm 

Thuận tiện mỗi khi gia đình đi du lịch, đi chơi xa

Nhược điểm

Tạo ra chất thải không tốt cho môi trường

Bình sữa thủy tinh


Bình sữa thủy tinh Chicco được nhiều cha mẹ tin tưởng sử dụng

Sự khác biệt lớn nhất so với các bình khác nằm ở chất liệu. Thông thường, bình sữa cho bé được làm từ nhựa. Nhưng với loại bình này, chất liệu bằng thủy tinh.

Ưu điểm 

Thân thiện với môi trường

Tạo cảm giác an toàn hơn so với bình bằng nhựa

Nhược điểm 

Dễ vỡ

Lời khuyên của chuyên gia


Để chọn bình sữa đúng chuẩn cho bé sử dụng, cha mẹ hãy tham khảo những lời khuyên tới từ chuyên gia của NHS sau đây:

Dù cho bé bú mẹ trực tiếp ngay từ những tháng đầu sau sinh, việc sắm bình sữa cho bé là điều cần thiết

Số lượng bình sữa mà cha mẹ nên sắm phụ thuộc vào hình thức được lựa chọn để bé ăn lâu dài sau này, phong cách sống của gia đình... Số lượng được chuyên gia khuyến nghị là 6 bình sữa/bé

Lựa chọn bình sữa của thương hiệu uy tín, thông tin sản phẩm đầy đủ và đạt tiêu chuẩn chất lượng

Cha mẹ nên mua thêm dụng cụ kiểm tra chất lượng bình sữa nếu trong bộ sản phẩm không được đính kèm

Trước khi sử dụng bình sữa, hãy dùng bàn chải làm sạch bình rồi khử trùng với máy để đảm bảo an toàn cho bé

Tuyệt đối không sử dụng bình sữa được làm từ nhựa chứa BPA bởi các nghiên cứu đã chỉ ra rằng BPA ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé, có khả năng gây ra các bệnh lý nguy hiểm và làm chậm quá trình phát triển của bé. Kể từ tháng 6 năm 2011, việc bán bình sữa có chứa BPA ở EU là bất hợp pháp.

Theo NHS